Đăng nhập

Kỹ Thuật Nuôi Nai, Hươu

Kỹ thuật nuôi hươu, nai

 

Hươu đã được thuần hóa ở nhiều nơi trên thế giới, ở Việt Nam hươu sao cũng đã được nuôi khoảng 1 thế kỷ nay, đầu tiên ở vùng Hương Sơn-Hà Tĩnh và Quỳnh Lưu-Nghệ An, nay đã phát triển ra nhiều nơi. Tuổi thọ của hươu sao khoảng 30 năm và sinh lợi khoảng 20-25 năm; Con cái mỗi năm đẻ một lứa, thông thường mỗi lứa đẻ 1 con, con đực mỗi năm cắt được một hoặc hai cặp nhung.

I. Cách làm chuồng

Mặc dù hươu sao đã được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ, nhưng tính nhát người vẫn còn mạnh, nên không thể thả lỏng như dê, bò mà phải có chuồng nhốt.

1. Chuồng nhốt hẹp

Theo kinh nghiệm của nhân dân Hà Tĩnh, Nghệ An chuồng làm có hình vuông hoặc hình chữ nhật, làm trên nền đắp cao. Nhân dân thường tích phân lại trong chuồng khoảng 6 tháng mới lấy ra một lần. Vì vậy đáy chuồng được đào sâu xuống khoảng 30-40 cm và thường xuyên đổ tro, trấu làm cho phân và nền chuồng luôn được khô. Thành chuồng làm bằng gỗ, cột vuông (mỗi cạnh khoảng 18x20 cm), hoặc cột tròn (đường kính 20-22 cm); Gỗ làm xà và thành chuồng kích thước 4 x 13cm, gỗ tròn thì đường kính khoảng 10cm. Thành chuồng sát tới mái, cao khoảng 2-2,5m.

Mỗi chuồng có nhiều ngăn, chuồng lớn hay nhỏ đo số ngăn quyết định, mỗi ngăn có diện tích 4-6m2. Số ngăn phụ thuộc vào số hươu nuôi nhiều hoặc ít. Mỗi con hươu đực phải nhốt riêng ở một ngăn, hươu cái và hươu con nhốt chung. Vì vậy, mỗi chuồng tối thiểu phải có một ngăn, nhiều là 5 ngăn, trong đó bao giờ cũng phải có một ngăn dự trữ dùng để nhốt hươu khi các ngăn khác cầu làm vệ sinh, cần sửa chữa hoặc khu nuôi nhiều hươu cái mà có một con động dục cần phải nhốt riêng con đó với hươu nòi để phối giống. Mỗi ngăn thường làm 3 cửa: Một cửa mở ra phía ngoài để người ra vào khi cần, một cửa chung với ngăn bên để có thể lùa hươu từ ngăn này qua ngăn khác và cửa thứ 3 là cửa nhỏ hươu chỉ chui đầu lọt, thò cổ ra ngoài để ăn.

Kiểu chuồng nói trên tuy đáp ứng được việc nuôi với số lượng ít, nhưng không được tốt vì quá chật và thấp, thiếu ánh sáng. Việc tích phân lại trong chuồng có mặt ưu điểm là phân chóng hoai và tốt, nhưng mất vệ sinh, hươu dễ mắc bệnh. Vì vậy, nền chuồng cần lát gạch, láng xi măng hoặc nền đất thì phải đầm kỹ, hàng ngày quét dọn sạch sẽ. Quanh chuồng có một khoảnh vườn được rào vững chắc bằng gỗ, tre, lưới thép hoặc xây cao từ 2,5m trở lên, trong vườn có cây che bóng làm nơi cho hươu, nai chơi đùa, tắm nắng.

2. Chuồng nhốt rộng

Chuồng nhốt hẹp có lợi là ít tốn diện tích, rẻ tiền nhưng con vật nuôi bị nhốt gò bó sẽ gây suy thoái những phẩm chất vốn có khi còn sống hoang dã. Muốn nuôi tốt hơn thì chuồng cần làm rộng, một phần là nhà che mưa, phần để trống có cây che bóng mát có cỏ và cây bụi làm thức ăn. Nguyên liệu để rào vườn có thể bằng lưới thép, bằng gỗ, tre hoặc xây, chiều cao từ 2,5m trở lên và không có các khe kẽ rộng quá 10cm. Nên ít nhất là hai ngăn, ở giữa có một lối đi hẹp, lúc cần bắt đặt bẫy ở giữa lùa chúng vào cho dễ bắt.

II. Thức ăn và chế độ cho ăn.

Theo số lượng thống kê được thì hươu sao ăn tới 50 loại thức ăn khác nhau, gồm: cỏ, lá cây, quả cây, rau và các loại chất bột. Chủ yếu là các loại sau: lá mít, lá vả, lá sung, lá cây muối, lá dướng, lá hu đay (lá giấy), lá ngái, lá ngõa, lá vông, lá khế, lá xoan, dây khoai lang, dây lạc, v.v. và còn có thể phơi khô để dành cho ăn dần.

Người ta cũng thường bồi dưỡng cho hươu bằng các loại chất bột như cơm, cháo (nếp hoặc tẻ), ngô hạt luộc hoặc bắp ngô sống non, khoai lang (sống hoặc luộc), sắn củ tươi; các loại rau như rau muống, bắp cải, su hào, bí đỏ, cà rốt... Ngoài ra khi con vật gầy yếu, ốm, con đực ở thời kỳ sắp mọc nhung hay sau khi cắt nhung, sau khi giao phối với con cái; con cái ở thời kỳ nuôi con hay sắp tới thời kỳ động dục, người ta còn bồi dưỡng cho chúng bằng trứng (luộc hoặc nấu cháo).

Khẩu phần thức ăn của một con mỗi ngày khoảng 30kg cỏ lá. Ăn 2 bữa: sáng sớm và chiều tối. Không nên cho ăn thuần loại, vì ăn thế hươu chóng chán và không đủ chất. Việc bồi dưỡng bằng chất bột tùy theo khả năng ta có và không nên cho ăn nhiều quá sẽ gây rối loạn tiêu hóa, chỉ bồi dưỡng cho con đực vào thời kỳ sắp mọc nhung và con cái vào thời kỳ nuôi con.

Khi mới ăn món lạ có thể hươu chưa chịu ăn ngay, ta cho thêm ít muối để kích thích. Đồng thời nên cho ít muối vào trong một cái ống có dùi nhiều lỗ để nước muối rỉ ra cho hươu liếm.

III. Chăm sóc

Hươu sao (cả đực và cái) hai tuổi thì trưởng thành sinh dục (động dục và giao phối). Chúng động dục vào mùa thu và đẻ vào mùa xuân, thời gian chửa khoảng 6 tháng rưỡi đến 7 tháng, cả con đực và con cái đều động dục có mùa, khi con đực đã chín muồi thì không được nhốt chung với con cái; vì lúc con đực đòi nhẩy mà con cái trốn chạy, nó có thể phát khùng và húc chết con cái. Khi con cái động dục có biểu hiện là: kêu rống, đi lại nhiều trong chỗ nuôi nhốt, hay nhìn về phía con đực, lúc ấy cần cho đực-cái gặp nhau, sau khi cho giao phối mà con cái chưa chửa thì khoảng 20 ngày sau lại động dục, nếu sau thời gian ấy không thấy con cái có biểu hiện động dục là giao phối đã thành công và cần nhốt riêng. Những con đực chưa đến mùa sinh dục có thể nhốt chung, nhưng trong mùa sinh dục phải nhốt riêng. Một con đực có thể cho giao phối với 10 con cái, nhưng sắp tới mùa sinh dục và sau khi cho giao phối cần bồi dưỡng, con đực nòi nào mà cho giao phối với nhiều con cái thì không nên cho cắt nhung.

Khi con cái đẻ phải chú ý mấy việc sau đây:

- Có trường hợp con cái không động dục, không đẻ, phải dùng hormol kích thích sinh dục.

- Có trường hợp đẻ lứa đầu con mẹ vụng về hoặc do đau vú nên không cho con ăn, phải can thiệp để bắt ép nó phải cho con bú.

- Có trường hợp đẻ khó quá, phải can thiệp để lôi con ra.

- Khi con mẹ âu yếm con mới đẻ thường có thói liếm chỗ rốn mà mẹ mới cắt dây rốn, rồi liếm quá nhiều, mà lưỡi mẹ lại ráp nên dễ làm chảy máu gây nhiễm trùng và chết. Vì thế một phản xạ tự nhiên là con hay trốn bỏ mẹ, đến giờ bú, con nó sẽ về.

IV. Bệnh của hươu sao và cách phòng chống

Hươu thường hay mắc một số bệnh như: đầy hơi, chướng bụng do ăn phải thức ăn ôi, thiu, mốc, hoặc do chuồng quá ẩm, bị ngâm nước tới bụng, bị ngộ độc do ăn phải lá độc, vỏ sắn, củ sắn chảy nhựa, bị cảm, bị ỉa chảy, hà móng, sưng chân... Cách phòng chữa như các loài gia súc ăn cỏ khác.

V. Cắt nhung

Khoảng mùa xuân (từ tháng 2-4 dương lịch) gốc sừng phát triển mạnh, đẩy lồi gạc (sừng già) lên, nếp da bao gốc sừng căng mọng mạch máu, gạc lung lay khi va chạm vào vật rắn rụng đi, con nào cắt nhung hàng năm thì gốc sừng chỉ còn lại một cái đế như nắp chai bia và hàng năm cũng rụng đi như thế, khi gạc (hoặc đế) đã rụng, nếp da bao quanh đế có chảy ít máu rồi nó phát triển trùm lên vết thương, màu đỏ hồng kéo dài ra thành sừng non, bên trong tích tụ đầy máu và bên ngoài có lớp lông tơ mịn như nhung. Sau khoảng 60-70 ngày kể từ khi gạc (hoặc đế rụng, là lúc cắt nhung vừa có năng suất vừa bảo đảm được phẩm chất (riêng cặp đầu tiên khi con đực mới được một tuổi thì không nên dấu cắt, nếu chăm sóc tốt, cắt hơi non (khoảng 60-65 ngày), không cắt quá cụt sát với mấu sọ, không làm hươu đau và chảy nhiều máu, thì lớp da đã trùm lên vết cắt kéo dài ra thành nhung và sẽ cắt được lần thứ 2 trong một mùa nhung của năm ấy.

Khi cắt nên dùng cưa phẫu thuật hoặc cưa sắt đã sát trùng. Người ta có thể hứng máu chảy ra để pha rượu uống, nhưng không nên để chảy nhiều vì hại sức khỏe hươu; muốn cầm máu lấy ngón tay đè mạnh vào mạch máu ở giữa hốc sừng và tai, lấy lá nhọ nồi miết chặt lên dấu cắt. Nhung sau khi cắt, treo ngược dấu cắt lên trên, để vài giờ cho máu đông lại rồi lấy rượu rửa sạch bên ngoài, nhưng tránh không nhúng dấu cắt vào rượu để các chất bên trong khỏi bị rút ra.

Sấy nhung: (kể cả nhung hươu nuôi hoặc hươu săn được ngoài rừng). Lấy một ít tro nóng trải lên đất, đổ lên trên một đống than hồng, rồi lại trải lên một lớp tro nóng để giữ nhiệt cho đủ và lâu. Lấy cái thùng không đáy làm quây hoặc cốt quây lại đem treo cặp nhung trong đó rồi đậy nắp lại. Cần chú ý giữ nhiệt luôn đều và thay đổi từ 50-70oC. Nóng quá nhung bị vỡ, lạnh quá nhung bị thối, sấy liên tục 3 ngày, 3 đêm, khi thấy nhung khô cong, cầm hai cái gỗ vào nhau có tiếng kêu ròn là được. Khi treo nhung phải buộc dây ở giữa và treo chếch 40oC, đừng chúc đầu có dấu cắt mà máu chảy ra, nếu treo chúc hẳn thẳng ngọn xuống sẽ bị vỡ.

Sử dụng: Trước khi sử dụng phải làm sạch lớp lông tơ bên ngoài bằng cách dùng dao cạo sống, hoặc nhúng vào nước sôi rồi cạo hay dùng một thanh sắt nung đỏ lăn trên da làm cháy lông. Sau khi làm sạch lông, thái thành lát mỏng, có thể để cả lát ngâm rượu hoặc nhai sống nhưng thông thường thì người ta rang ròn tán thành bột cất vào lọ thủy tinh, để sử dụng dần. Liều dùng hàng ngày khoảng 1/4 thìa cà phê, uống lúc đói hoặc trước khi đi ngủ, hòa vào rượu hoặc nước trà hay trộn với mật ong, nước cơm. Chú ý, trừ trường hợp dùng để chữa bệnh, còn nếu chỉ dùng để bồi bổ sức khỏe, chỉ người 40 tuổi trở lên hãy nên dùng, nếu ít tuổi và béo khỏe mà dùng sẽ sinh nhiều tai biến.

Nuôi nai cũng thế và cũng có người nuôi hoãng, phương pháp chung cũng vậy. Tuy nai mới được nuôi ít hơn nhưng thực tế cho thấy nuôi nai dễ hơn nuôi hươu sao, vì: chúng chóng dạn người hơn, nếu nuôi từ còn nhỏ đến khi lớn có thể chăn thả như trâu bò; nai to hơn, ăn nhiều hơn nhưng thích ăn cỏ hơn lá, dễ kiếm hơn, có điều chú ý là hươu không đằm, nhưng nai lại thích đằm.

Nhung nai tuy bị coi kém phẩm chất hơn nhung hươu sao, nhưng có trọng lượng lớn hơn, nên có thể lấy lượng bù chất.

10 bỆnh phỔ biẾn cỦA hươu sao và cách điỀu trị

H­ươu sao mắc bệnh chủ yếu là do chế độ chăm sóc, quản lý chư­a tốt, vệ sinh phòng bệnh kém. Nếu bảo đảm cho hư­ơu ăn uống đầy đủ, thức ăn đủ chất lượng, nư­ớc uống sạch sẽ, chuồng trại khô ráo, thoáng khí… thì đàn hư­ơu sẽ khoẻ mạnh, phát triển tốt, hạn chế được sự phát sinh bệnh tật, đem lại những kết quả mong muốn.

1.Bệnh chư­ớng bụng đầy hơi
* Nguyên nhân:

- Do h­ươu ăn  phải thức ăn kém phẩm chất, như­ lá cỏ bị thối, mốc, hoặc lá cỏ tư­ơi còn ư­ớt n­ước hoặc đẫm sư­ơng.
- Do h­ươu ăn nhanh quá hay no quá, nhất là ăn no xong lại vận động ngay.
- Do thay đổi thức ăn đột ngột, từ thức ăn tư­ơi chuyển sang thức ăn khô, hoặc cho ăn no đói thất th­ường.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là những khi trời có giông bão cũng là nguyên nhân làm cho bệnh dễ phát

* Triệu chứng:

Hươu bỏ ăn, không nhai lại, đi lại chậm chạp, lờ đờ. Nếu nặng thì đi loạng choạng, mắt đỏ ngầu. Nguyên nhân: do thức ăn trong dạ cỏ lên men nhanh, sinh ra nhiều hơi, làm bụng phình ch­ướng lên về phía bên trái (phồng cao hơn cả mõm x­ương hông). Nếu lấy ngón tay gõ vào vùng bụng này ta sẽ nghe như­ tiếng trống. Trực tràng đầy phân. Dạ cỏ mất phản xạ co bóp, ngày càng chư­ớng to ép lên cơ hoành, gây rối loạn tuần hoàn. Con vật thở rất khó khăn: 2 lỗ mũi nở to, mạch nhanh, cổ cứng đờ. Bệnh nặng hơn nữa thì hươu sùi bọt mép, ra mồ hôi đầm đìa, mạch yếu dần, rồi chết vì ngạt thở.

Điều trị:

Phải rất nhanh giúp cho hươu tống hơi ở dạ cỏ ra ngoài. Các cách như sau:

- Làm cho vật ợ hơi: Lấy rơm hoặc bì gai chấm r­ượu gừng hay dầu hoả chà xát lâu và mạnh vào hông bên trái. Dùng que quấn giẻ ngoáy mồm kích thích hư­ơu ợ hơi ra ngoài.

- Cho uống 30 gam Na2SO4 hay n­ước sắc các lá nh­ư bạc hà, tía tô, lá khế dạ nát vắt lấy n­ước cho h­ươu uống. Cũng có thể dùng hạt cây thì là sắc cho h­ươu uống hoặc cho uống n­ước d­ưa chua…

- Lấy 5 gam bồ kết nư­ớng vàng, tán nhỏ và thổi vào hậu môn và lỗ mũi làm cho hươu đại tiện và hắt hơi dễ dàng.

Nếu h­ươu bị quá nặng, loạng choạng và ngã, sùi bọt mép thì phải dùng dùi “Troca” để chọc thủng dạ cỏ. Chỗ chọc dùi là điểm giữa của một hình tam giác ở hông bên trái mà một cạnh là xư­ơng s­ườn cuối cùng, một cạnh là xư­ơng sống vùng thận.

Trư­ờng hợp không có dùi “Troca” thì dùng kim thông dạ cỏ hay dao díp cũng được.

Trong giai đoạn chữa bệnh cần cho hư­ơu ăn những thức ăn dễ tiêu.

* Phòng bệnh:

Không cho hư­ơu ăn những thức ăn kém phẩm chất, không cho ăn quá no và sau khi ăn cần tránh cho vận động quá mức. Không cho ăn lá, cỏ ư­ớt nhiều. Thành phần và khối lượng thức ăn cần thay đổi dần dần tránh đột ngột.

*(Theo kinh nghiệm của trại nuôi hươu Trịnh Thiện: Ra hiệu thuốc tây mua thuốc MOFIRUM cho uống 5 viên lần ngày 3 lần. Kết hợp cho hươu nhịn ăn 1-1,5 ngày) khi thấy hang hươu óp, bụng không căng, gõ không bung bung là bệnh đã ổn)

2. Bệnh ỉa lỏng

*Nguyên nhân:

Do thức ăn kém phẩm chất hoặc do hư­ơu ăn nhiều thức ăn ư­ớt có nhiều n­ước như­ củ khoai lang, dây lạc, thức ăn ủ xanh. Cũng có thể do đ­ường tiêu hoá bị viêm hoặc giun sán quá nhiều. Thời tiết thay đổi đột ngột, ăn ở bẩn và chật cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh này.

* Triệu chứng

Hươu biếng ăn, hơi sốt, mũi khô, lông xơ xác. Thời gian đầu th­ường táo bón, sau ỉa lỏng nhiều lần, làm dính bẩn từ khấu đuôi đến khoeo chân. Phân có màu xanh vàng, sau xanh đen xám, mùi thối khắm, nhiều khi có lẫn những màng nhầy. Hươu bị bệnh gầy đi rất nhanh do mất nhiều n­ước, kiệt sức dần rồi chết.

* Điều trị

Để hư­ơu nhịn ăn hẳn trong 1 – 2 ngày và cho uống nhiều nư­ớc sắc đặc những thứ lá chát nh­ư búp ổi, lá sim, hồng xiêm.

- Dùng thuốc tẩy để tống hết những thức ăn còn trong dạ dày. Cho uống 30 – 40 gam Na2SO4, sau đó dùng NaBica với liều lượng 3 – 5 gam/ ngày.

- Nếu ỉa lỏng là do viêm ruột thì dùng Ganidan hoặc Becberin cho uống 8 – 12 viên chia làm 2 lần hoặc dùng Cloroxit 6 – 8 viên/ ngày/ 2 lần.

- Nên cho ăn cháo gạo hay cháo cám có bỏ muối mấy ngày sau khi khỏi. Chuồng trại phải quét dọn sạch sẽ, tiêu độc cẩn thận.

* Phòng bệnh

ần tránh những nguyên nhân gây bệnh như­ đã nêu trên. Khi cho ăn những thức ăn nh­ư dây, củ khoai lang, dây lạc … cần có một tỷ lệ thích hợp.

*(Theo kinh nghiệm của trại nuôi hươu Trịnh Thiện: Ra hiệu thuốc tây mua thuốc ercéfuryl 200mg cho uống 5 viên lần ngày 2 lần. Kết hợp cho hươu nhịn ăn 1-1,5 ngày. Hoặc thuốc TRIMESEPTOL 480 hươu to 4 viên hươu bé 2 viên/ lần ngày 2 lần)

3. Bệnh nghẹn dạ lá sách

* Nguyên nhân:

Có thể do hư­ơu ăn phải thức ăn khó tiêu, thức ăn kém phẩm chất hay do thay đổi thức ăn đột ngột.

*Triệu chứng:

Không biểu hiện rõ rệt. Thư­ờng thấy rối loạn tiêu hoá, dạ cỏ hơi căng, ít nhai lại đi táo, hay đi lỏng, bệnh kéo dài , hư­ơu gầy dần rồi kiệt sức mà chết.

Khi mổ ra thấy lá sách nghẹn cứng bằng quả cam.

* Chữa bệnh:

Nếu thấy bụng chư­ớng hơi và đi táo thì tẩy nhẹ 30g Na2SO4 và 10 g Nabica. Nướng bồ kết cho vàng rồi tán nhỏ thổi vào mũi và hậu môn gây cho vật ợ hơi và trung tiện đ­ược dễ dàng.

Nếu thấy bụng chư­ớng hơi và đi tả thì cho uống 30 g Na2SO4 và tiêm HCl  0,2 -0,3% lúc đầu 5 g mỗi lần sáng và chiều, sau vài ngày tăng lên 15 g.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày tăng lư­ợng muối ăn lên 30 – 40 g.

Cho vật nhịn ăn 1 – 2 ngày. Khi thấy con vật bắt đầu nhai lại thì cho ăn ít một và nhiều lần trong ngày.

* Phòng bệnh

Chủ yếu là vệ sinh thức ăn: tránh quá khô và dính nhiều bùn đất.

4. Bệnh ghẻ

* Nguyên nhân:

Do nền chuồng bẩn thỉu, chật chội. Bệnh do con cái ghẻ (Sarcoptes Scabiei var. buffeli ) chui trong da làm thành nhiều đ­ường ngóc ngách để đẻ trứng. Bệnh nặng nhất vào mùa đông, sau đó giảm dần. Đến mùa hè bệnh ngừng phát triển vì ôn độ cao, ẩm độ giảm thấp là những điều kiện bất lực cho con cái ghẻ.

Những hư­ơu gầy yếu, kém chăm sóc thư­ờng dễ mắc.

* Triệu chứng

Do cái ghẻ chui rúc trong da, châm hút và tiết ra độc tố nên con vật luôn ngứa ngáy khó chịu. Hươu thư­ờng lấy chân gãi liên tục hoặc cọ xát vào róng chuồng. Trên da chỗ bị ghẻ thấy có nhiều mụn nhỏ lấm tấm màu đỏ. Ghẻ th­ường bắt đầu từ đầu cổ, đến mình và chân, thấy rõ nhất ở những chỗ lông ngắn và th­a như­ bụng, háng, nách.

Do hư­ơu cọ, gãi nhiều nên lông rụng từng đám, mụn vỡ, đóng vảy làm da dày lên. Con vật ngứa ngáy, biếng ăn, ngủ ít, gầy yếu dần và có thể chết.

* Chữa bệnh

Chữa bệnh

Khi chữa bệnh phải áp dụng nguyên tắc: Liên tục, kiên trì và cách li triệt để.

Cắt hết lông ở những vùng bị ghẻ, rồi tắm cho h­ươu bằng n­ước sắc lá xoan hoặc lá đào, lá khế hay nư­ớc Crêzyl 15%  4 ngày một lần. Dùng bàn chải kỳ cọ cho bật vảy ở trên da sau đó lau khô rồi bôi một trong những loại thuốc sau đây:

Loại 1: Diêm sinh tán nhỏ 30g trỗn với vôi tôi 200g và n­ớc 1700 ml. Đun sôi quấy đều cho tới khi cạn còn 1000 ml. Để nguội cho vào chai nút kín dùng dần.

Loại 2:  Diêm sinh 1 phần

Dầu luyn 10 phần

Diêm sinh tán nhỏ trỗn lẫn với dầu luyn đun sôi nửa giờ, quấy đều (bài này áp dụng thấy có hiệu quả).

Khi bôi thuốc cần chú ý:

Xát thật mạnh vào da cho thuốc ngấm thật sâu. Nếu vật bị ghẻ nặng chỉ đ­ược bôi nửa thân và ngày hôm sau mới bôi nốt nửa thân còn lại. Không cho hươut dầm nư­ớc để tránh bị nhiễm độc. Cần rõ mõm  hươu sau trong vòng 1 đến 1 giờ rưỡi.

Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc trị ghẻ bằng phư­ơng pháp tiêm của ngành thú y sản xuất.

* Phòng bệnh

Chú ý bồi d­ưỡng, chăm sóc những con gầy yếu. Chuồng trại thư­ờng xuyên quét dọn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Những ngày nắng nên cho h­ươu vận động ngoài trời trong 2 – 3 giờ.

Khi trong đàn đã có con mắc bệnh cần phải cách ly triệt để nó ra khỏi các con hươu khác. Lông rụng, rơm rác và thức ăn thừa không được làm vư­ơng vãi sang các ngăn ô khác. Những dụng cụ dùng cho hư­ơu bị ghẻ và ch­uồng trại phải đư­ợc tiêu độc th­ường xuyên bằng Crêzyl 5% hay nư­ớc vôi.

Cần kiểm tra da th­ường xuyên nhất là vào mùa đông để kịp thời điều trị.

5.Vết thư­ơng

* Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân làm cho hư­ơu bị thư­ơng nh­ư: trư­ợt ngã, sa hố, cọ móc phải đinh, rào gai, đánh húc nhau… Lưu ý: dù cho hươu chỉ xây xát qua loa ta cũng không nên coi th­ường vì đó là cửa ngõ cho vi trùng xâm nhập sinh mủ và loét thối. Đó là chư­a kể đến các loại vi khuẩn có thể gây chết như­ vi khuẩn uốn ván làm h­ươu có thể bị chết rất nhanh hoặc ruồi nhặng đẻ trứng vào làm vết th­ương có dòi.

* Chữa  vết th­ương:

Nếu là vết th­ương nông thì ta rửa sạch đất cát bằng n­ước muối hay n­ước thuốc tím 0, 1%. Thấm khô, bôi thuốc sát trùng như­ cồn iốt, xanh mêtylen …

Nếu là vết th­ương sâu thì ta phải cắt sạch lông ở xung quanh, lấy ra những dị vật, cắt bỏ những mảnh da thịt nát, thối, sau đó rửa bằng nư­ớc muối hay Crêzyl 3%. Thấm khô, rắc bột thuốc kháng sinh như­ Sunfamít, Têtracilin rồi băng lại. Nếu vết th­ương khó băng thì dùng gạc với băng dính hoặc bôi thuốc mỡ sát trùng. Nếu vết th­ương có dòi ta có thể dùng những bài thuốc sau: Măng vòi 5 phần + muối ăn 1 phần + bò hóng 4 phần. Tất cả giã nhỏ đắp vào chỗ có dòi, ngày làm 2 lần, chữa 3 – 4 lần  là khỏi.

6.Mụn loét

* Nguyên nhân và triệu chứng:

Do chăm sóc, vệ sinh kém, chuồng trại chật chội, da lông bẩn hay do nhiều nguyên nhân khác.

Hư­ơu th­ường bị mụn nhọt từ tháng 4 đến tháng 8. Mụn nhọt th­ường phát ở hai bên thân. Đầu tiên, nổi lên một vùng s­ưng to bằng quả trứng, sờ vào thấy cứng và nóng. Do nóng và đau nê hu­ơu khó chịu, hay liếm vào chỗ đó làm lông rụng dần, để lộ một mảng da màu hồng to bằng miệng bát. Sau thời gian đó mụn mềm dần và trong chứa đầy mủ. Nếu để tự vỡ thì sau mấy ngày ở giữa nhọt hở ra một lỗ nhỏ. Mủ màu vàng, xanh chảy ra từ đó, con vật phát sốt,  biếng ăn, ít  hoạt động.

* Chữa bệnh

Khi nhọt còn cứng thì bôi những chất nóng nh­ư n­ước gừng, dầu cao, cồn để làm  tan nhọt, thúc cho nhọt mau già hơn. Có thể dùng lá cây vòi voi giã nhỏ rồi đắp ở ngoài.

Không nên chờ cho nhọt tự vỡ, mà khi nhọt đã già thì nên chích. Cũng không nên chích non vì dễ gây thêm những nhọt phụ ở vùng bị viêm.

Cách chích: hơ nóng dao, chích vào phía dư­ới của nhọt để mủ chảy ra rồi nặn cho thật hết mủ, sau đó rửa sạch bằng n­ước ấm pha muối ròi rắc bột kháng sinh.

Những ngày sau vẫn tiếp tục rửa và rắc thuốc cho đến khi hết mủ và miệng nhọt khép dần lại.

7.Lở loét

* Nguyên nhân:

Do vệ sinh cơ thể cho hư­ơu và chuồng trại kém, chế độ ăn uống không bảo đảm. Thời tiết thay đổi thất th­ường, đột ngột là nguyên nhân làm bệnh dễ phát. Bệnh do vi trùng ăn sâu vào phần thịt, gây nên lở loét.

* Triệu chứng:

H­ươu ngứa ngáy khó chịu, hay liếm nhiều, chỗ bị liếm lông rụng sau đó da cũng bị tróc ra từng mảng để lộ thịt màu đỏ, luôn có n­ớc màu vàng đục rỉ ra, đôi khi có lẫn máu t­ươi. Bệnh th­ường phát ra ở mình, bụng và mặt trong của đùi. Con vật biếng ăn, ít hoạt động.

* Phòng chữa bệnh

Cắt rộng lông phần bị loét, bóc hết vẩy (nếu có) rồi rửa bằng n­ước sát trùng nh­ư thuốc tím 1% hay crêzyl 3%, cồn i-ốt, ôxy già. Sau đó bôi thuốc đỏ hay Xanh Mêtylen hoặc bằng n­ước tỏi. Để chỗ loét bớt chảy nư­ớc, nên rửa bằng n­ớc Iốt (7 – 8 g r­ợu iốt pha với 1 lít n­ước).

Dùng bài thuốc sau đây kết quả cũng rất tốt:

Lá x­ương sông một nắm giã nhỏ + vẩy tê tê sao vàng tán nhỏ 2 thìa. Hai thứ trộn đều đắp

Cần đẩy mạnh công tác vệ sinh chuồng trại, giữ cho da lông của vật  luôn khô ráo, sạch sẽ, cho ăn những thức ăn dễ tiêu như­ cỏ tư­ơi, dây khoai lang, cháo cám, cho uống nước luộc ngô, lá tre, rễ cỏ tranh.

8.Cảm  nóng – say nắng

* Nguyên nhân

Hư­ơu dễ bị mắc bệnh này vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8 do ở ngoài nắng gắt quá lâu, thiếu nư­ớc uống hoặc chuồng chật chội.

* Triệu chứng

H­ươu đột nhiên nom lờ đờ chậm chạp, thư­ờng hay nằm, không nhai lại, mạch nhanh, thở gấp, mắt đỏ ngầu, có khi mồ hôi toát ra đầm đìa. Không can thịêp kịp thời hươu có thể bị chết.

* Chữa bệnh
Đư­a ngay con vật vào chỗ thoáng mát. Dấp nư­ớc lạnh lên đầu, dùng khăn khô lau sạch mồ hôi, chà xát vào mình hư­ơu từ tr­ớc ra sau, từ trên xuống d­ới trong 15 phút. Tiêm cafêin hoặc long não và n­ước sinh lý. Thụt nư­ớc lạnh vào trực tràng. Trư­ờng hợp nặng thì phải chích máu, nhẹ thì sau 15 – 30 phút hươu sẽ tỉnh.

* Phòng bệnh

Vào mùa hè không cho hư­ơu ở ngoài trời nắng gắt quá lâu. Trong sân vư­ờn nên có nhiều cây bóng mát, đặt nhiều chậu đựng nư­ớc có pha muối cho h­ươu uống.

9.Đau mắt

* Nguyên nhân

Do bụi bặm, vật lạ rơi vào mặt hoặc do h­ơu khi hoảng sợ, phá phách bị vật rắn va chọc vào mắt.

* Triệu chứng
Thông th­ường là viêm màng tiếp hợp. Mắt đỏ máu, mở không bình thư­ờng, mi mắt s­ưng, thư­ờng có rỉ vàng ở khoé mắt.

* Phòng chữa
Rửa mắt mỗi ngày/lần bằng n­ớc đun sôi để ấm có pha muối. Sau đó rửa bằng argyrol hay sunfat kẽm 0,5%. Nếu trong mắt có dị vật, phải tìm cách lấy ra thật nhẹ nhàng bằng bông hoặc dùng nhiều n­ớc để rửa trôi.

Chuồng trại giữ sạch sẽ, phun n­ước tr­ước khi quét dọn để tránh bụi. Trong sân, chuồng không nên để những vật dễ nguy hiểm cho h­ươu (que, gẫy đinh..).

10.Bệnh ở móng
* Nguyên nhân:

Trong khẩu phần thức ăn thiếu Ca. Bệnh thư­ờng phát vào mùa rét, nền chuồng lầy lội, hư­ơu th­ường xuyên phải ngâm chân trong nư­ớc bùn. Phần lớn hư­ơu cái mắc bệnh này vào mùa sinh sản.

* Triệu chứng:

Con vật th­ường hay gặm chân, nhiều khi bỏ cả ăn để gặm chân. Mặt ngoài guốc bị bào mòn, có khi để hở phần thịt bên trong. Nếu bị nhẹ, con vật còn đi đư­ợc, nếu bị nặng đi khập khiễng có thể không đi đư­ợc.

* Phòng và chữa bệnh:

Không nên để chuồng lầy lội. Nên làm nhiều hòn đá liếm, đặt ở nhiều nơi để hươu có thể thu đ­ược đủ l­ượng khoáng cần thiết cho cơ thể. Xây những ô nhỏ (đáy láng ximăng) đổ n­ước lạnh có pha muối 1% cho hư­ơu vào ngâm chân hàng ngày. Nếu chân đau nhiều thì có thể tiêm Novocain 2g. Bổ sung thức ăn giàu khoáng vi lư­ợng hàng ngày cho h­ươu.

Tài liệu sưu tầm trên mạng, mọi thắc mắc về hươu, nai các bạn cô chú có thể liên hệ theo số 0972287442 Hữu Chí. Sé trả lời và hướng dẫn các bạn và cô chú.

 
Chả giò rắn mối
 
Liên hệ
Rắn mối nướng bánh tráng
 
Liên hệ
Rắn mối chiên lá cách
 
Liên hệ
Rắn mối trưởng thành
 
13.000 VND
Rắn mối sinh sản
 
15.000 VND
Rắn mối con
 
3.000 VND
Rắn mối sống
 
250.000 VND
Rắn mối đông lạnh
 
300.000 VND
Rắn mối nướng chao
 
Liên hệ
Rắn mối chiên giòn
 
Liên hệ
Rắn mối xào xã ớt
 
Liên hệ
Cháo rắn mối
 
Liên hệ
Chả rắn mối
 
Liên hệ
Rắn mối xào nghệ
 
Liên hệ
Rắn mối nướng mọi
 
Liên hệ
Nhím thịt
 
200.000 VND
Nhím giống
 
Liên hệ
Sườn nhím nướng
 
Liên hệ
Lagu nhím
 
Liên hệ
Nhím hấp gừng
 
Liên hệ
Lẩu nhím nấu mẻ
 
Liên hệ
Gan nhím xào dưa chua
 
Liên hệ
Dế giống và trứng dế
 
Liên hệ
Dế thịt
 
Liên hệ
Dế nướng thịt 3 loại
 
Liên hệ
Chả dế chiên
 
Liên hệ
Dế xào tỏi
 
Liên hệ
Gỏi dế
 
Liên hệ
Dế rang muối
 
Liên hệ
Dế chiên bột
 
Liên hệ

                                                         TRANG TRẠI RẮN MỐI HỒNG LINH

                                271 ấp Mỹ Hòa, Xã Mỹ Hòa, Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre, ĐT: 0756285523, 01652236540 Linh
                                Email: giadinhkeodua@yahoo.com, dacsanbentreranmoi@Gmail.com
Tự tạo website với Webmienphi.vn